Một số lưu ý khi chuyển host

Một công việc đơn giản và thường bắt gặp khi bạn đang sử dụng hơn một dịch vụ hosting từ các nhà cung cấp khác nhau, hoặc nếu bạn muốn chuyển hosting từ server này sang server khác. Nhưng để nó diễn ra suôn sẻ, bạn sẽ cần lưu tâm hơn một số vấn đề.

Không hẳn cần phải theo các bước hẳn hoi, cái mà chúng tôi muốn đưa ra ở đây là những vấn đề bạn cần chú ý trước khi chuyển hosting để hạn chế xảy ra sự cố nhất.

1. Bạn phải chủ động:

Bạn cần xác định mọi thứ trước khi bắt đầu công việc chuyển hosting. Đừng bắt tay vào công việc (mà dễ gặp trục trặc do các server không tương thích chả hạn) với sự chủ quan. Tốt hơn hết, hãy bình tĩnh nghĩ kĩ các công việc cần làm xem có thiếu sót gì không.

2. Kiểm tra DNS

Việc đầu tiên bạn cần biết là mình đang dùng Full DNS (trỏ DNS về dạng ns1.powernet.vn, ns2.powernet.vn của PowerNet) hay dùng DNS trung gian (trỏ IP về server). Bởi nó sẽ có ảnh hưởng tới hệ thống email hay các record DNS, gây đến việc downtime hoặc truy cập bị gián đoạn cho người sử dụng.

Nếu là Full DNS: hãy kiểm tra DNS của cả server đang dùng và server cũ. Thông thường, việc này đơn giản chỉ bằng việc ping, nếu không bạn hãy kiểm tra tên miền của bạn tại IntoDNS và chắc chắn nhìn thấy dòng như thế này chẳng hạn:

dns1.powernet.vn. ['112.213.89.3'] [TTL=172800]
dns2.powernet.vn. ['222.255.121.247'] [TTL=172800]

Nếu có hiển thị Nameserver nhưng không có IP thì tức là trục trặc của Nameserver. Trục trặc loại này mình sẽ phân tích trong một bài viết khác.

Nếu là DNS trung gian: hãy kiểm tra bằng cách ping IP của server cũ và mới, check các bản record DNS tại intodns.com và chắc chắn đừng bỏ sát các record A, CNAME và MX – vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tên miền của bạn.

Việc kiểm tra DNS như vậy có ý nghĩa gì?

Một số khách hàng huyển hosting đôi khi không xác định được các record DNS dẫn đến lỗi khi chuyển tên miền, bao gồm lỗi không nhận subdomain WWW dạng CNAME, không nhận/gửi email (thiếu MX record).

3. Kiểm tra tại server mới

Tất nhiên, bạn cần kiểm tra server mới bằng cách tạo file check phpinfo trước. Hãy lưu ý tới các chi tiết như các config dạng cơ bản (safe_mode, ioncube, php.ini, post_max_size, …).

Nếu bạn có nhiều thời gian, đừng ngại cài thử một mã nguồn mở dạng mặc định như Joomla, WordPress. Đặc biệt, với WordPress, hãy thử cài một phiên bản thấp hơn (3.0.5) và thử nâng cấp mọi thứ bằng Wp-admin để kiểm tra.

Hãy kiểm tra tiếp tại mục tên miền để chắc là tên miền của bạn phải xuất hiện trên server mới rồi. Bằng không, bạn cần phải park tên miền vào, hoặc chí ít, ngay sau khi bạn chắc script đã hoạt động ổn và DNS đã chuyển thành công, bạn phải park tên miền vào host ngay.

4. Backup tại server cũ

Đây là việc bắt buộc, nhưng xin hãy lưu ý: trong nhiều trường hợp, việc backup thường xảy ra lỗi do số lượng file cần zip lại quá nhiều, hoặc do server không thể xác định tập tin backup dẫn đến các xung đột không đáng có.

Với backup database (cơ sở dữ liệu như MySQL), bạn có thể backup bằng Sypex hoặc MySQL Dumper.

Sau đó, để tương thích, bạn hãy cài đặt Sypex hoặc MySQL Dumper ở cả server mới và tiến hành import dữ liệu vào. Điều đó sẽ giúp bạn, trong một chừng mực nào đó, cảm thấy công việc nhanh chóng hơn rất nhiều, nhất là khi file database có thể được up lên qua FTP để restore.

5. Cấu hình tại server mới

Nếu bạn sử dụng Full DNS, bạn cần cấu hình
- Tên miền: trỏ tên miền sử dụng Addon Domain hay Parked domain
- Email: sử dụng tính năng Default Email (có tác dụng chuyển tất cả email dạng tênbạn@domain.com về hòm thư chỉ định) hoặc thiết lập hòm thư mới.

Nếu bạn sử dụng DNS trung gian, bạn cần cấu hình
- IP: trỏ tất cả record về IP của server mới thông qua A record.
- MX: nhớ update bản ghi về server mới. Nếu sử dụng qua mail.domain.com thì cần update A record cho mail.domain.com

Tầm quan trọng của email trong việc di chuyển hosting?

Bạn cần biết, trong nhiều trường hợp, các trục trặc của script khi chuyển hosting sẽ được script tự động thông báo về tên miền mà bạn cấu hình trong mục Settings/Config của script. Thông thường, chúng ta đặt nó dưới dạng contact@domain.com hay info@domain.com. Nếu các email đó không gửi được email, bạn sẽ mất thời gian hơn kiểm tra các lỗi (nếu phát sinh).

Và hãy chờ đã, bao nhiêu lâu để tên miền cập nhật DNS mới? Nếu bạn sử dụng OpenDNS (cho máy tính của mình), bạn có thể check xem tên miền của bạn đã chuyển sang server mới tại cache.opendns.com. Thời gian trung bình cho Full DNS kéo dài từ 2h tới 6h, thậm chí có thể tới 12h. Thời gian cho DNS trung gian ngắn hơn, có thể từ 5′ cho tới 3h.

  • 704 Khách hàng đánh giá tốt
Bài viết này có hữu ích?

Related Articles

Shared Hosting là gì?

Shared Hosting là gói dịch vụ lưu trữ web site chuyên nghiệp có máy chủ đặt tại Việt Nam đường...

Web hosting là gì?

Web hosting là một lọai hình lưu trữ trên Internet cho phép các cá nhân, tổ chức truy cập được...

PowerNet Hỗ trợ PHP và MYSQL phiên bản nào?

Đó là phiên bản PHP 5.x và MySQL 5.x, các modules khác chúng tôi luôn update lên phiên bản mới...

Có thể chuyển nhượng hosting không?

Khách hàng được toàn quyền sang nhượng, cho, bán lại dịch vụ đã đăng ký sử dụng nhưng phải báo...

Tốc độ hosting PowerNet như thế nào?

Tất cả các gói Hosting  đều có tốc độ đều như nhau, Server đặt tại VDC, đường truyền nhanh và rất...